Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009
CẨM NANG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC CÂY RAU MĂNG TÂY XANH - ASPARAGUS
Ks LÊ HỒNG TRIỀU – Tel: 0902.764.677 - 0984.617.637
Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây
VIỆT HOA MỸ CO. LTD. & ASPIMEX CO. LTD.
CẨM NANG THỰC HÀNH
KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC CÂY RAU MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS)
PHẦN DẪN NHẬP
BẠN MUỐN TRỒNG CÂY MĂNG TÂY ?
[1]. Măng tây là một loại cây trồng lâu năm đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 25*C-33*C như ở nước ta, được trồng với mục đích thu hoạch:
(a). lấy chồi Măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp;
(b). lấy cành lá làm kiểng trang trí hoa cắt cành;
(c). lấy măng, thân, rễ, lá làm dược liệu và nước giải khát;
(d). lấy phế liệu làm thức ăn gia súc…
Cây Măng tây có tuổi thọ 30 năm, ươm giống 2-3 tháng, trồng 4-6 tháng sẽ cho thu hoạch rau Măng tây xanh mỗi ngày, có thể kéo dài liên tục từ 6-8 năm, thậm chí có thể đến 10-15 năm nếu chăm sóc đúng kỹ thuật và đầy đủ dinh dưỡng hữu cơ, sinh học. Từ năm thứ 2-3 trở đi, khi bộ rễ đủ tuổi trưởng thành, cây sẽ cho năng suất Măng ổn định và tăng cao dần từ 20-25-30 tấn/ha/năm (năm thứ 2 đến năm thứ 4) lên 35-40-45-50 tấn/ha/năm (năm thứ 5 đến năm thứ 10…), tuỳ đất, giống, dinh dưỡng (đề phòng phân giả) và người chăm sóc.
[2]. Đất trồng Măng tây là các loại đất nhẹ tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ, đất cồn, đất phù sa mới bồi ven sông, đất bazan, đất cát pha 50/50, đất không có sét dẻo/cứng, sạn sỏi, đá ngầm, chất độc hoá học hay mỏ kim loại nặng,…, quỹ đất bằng phẳng không triền dốc, sử dụng lâu dài 10-20 năm; khí hậu bình quân 25*C -33*C, không nóng trên 37*C và không lạnh dưới 10-15*C; đất và nước tưới sạch có pH = 6,5–7,5; tầng canh tác dày #80-100 cm, thế đất gò cao ráo, không bị ngập nước, không bị phèn chua hay nhiễm mặn; tầng sét dẻo/cứng và mực nước ngầm, đá ngầm dưới đất phải sâu ít nhất 1-2 mét; nắng nhiều (#7-8 giờ/ngày), mưa ít (#1.000 mm/năm); mùa nắng có nước tưới giữ đều độ ẩm 60%-70% trong chân đất.
Đất trồng càng tơi xốp, càng giàu dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh có ích thì rau Măng tây càng có chất lượng, năng suất cao.
Do nước ta có 6 tháng mưa, đôi khi kéo dài nhiều ngày khiến đất trồng dễ bị ngập úng, người trồng cần phải cải tạo tầng canh tác tơi xốp dày 30-60cm, lên liếp đất trồng cao 30-60cm, đáy liếp (cũng là đáy của 80 % bộ rễ hút dinh dưỡng của cây Măng tây) phải cao hơn tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm ít nhất 30-50 cm; rãnh thoát nước sâu 20-40-60 cm; xung quanh rẫy phải đào mương thoát nước rộng 150-200 cm, sâu 150-200 cm để phòng mưa to, triều cường gây ngập úng bất ngờ, kết hợp trồng cây có giá trị kinh tế cao để chắn giông gió lớn.
[3]. Mỗi hecta đất trồng cây Măng tây cần chuẩn bị nguồn vốn ban đầu khoảng 100.000.000 - 200.000.000 - 300.000.000 đồng/ha (khoảng 10-20-30 triệu đồng/1.000 m2) để chi dần trong 6 tháng đầu tiên. Sau đó chỉ cần sử dụng nguồn tiền thu được hàng ngày từ sản phẩm rau Măng tây để thu hồi vốn, lãi và tiếp tục chi ra một phần #30-40-50 % để tái đầu tư sản xuất cho đến hết chu kỳ khai thác cây và thu hoạch Măng kéo dài liên tục 6-8 năm đến 10-15 năm về sau.
[4]. Mỗi nông hộ có thể trồng từ 1.000-2.000 m2 (thu hoạch 5-15 kg măng/ngày/1.000m2 x bình quân 30.000 đ/kg = khoảng 150.000 - 450.000 đồng/ngày/1.000 m2) đến 1-2 hecta (thu hoạch khoảng 50-150 kg măng/ngày/ha x bình quân 30.000 đ/kg = doanh thu 1.500.000-4.500.000 đ/ngày/ha). Mỗi năm có khoảng 200-240 ngày (7,5-8 tháng) thu hoạch Măng và khoảng 125-165 ngày (4-4,5 tháng) tạm ngưng thu hoạch để dưỡng cây mẹ trẻ thay thế cây mẹ già. Các hợp tác xã hoặc nhóm nông hộ ở địa phương mỗi hộ vài công/sào đất (1.000 m2) có thể trồng cây Măng tây thành từng khu vực chuyên canh rộng 1-5-10 ha, hoặc vài chục hecta để thuận tiện mở kho lạnh, thu mua sản phẩm, tiết kiệm chi phí vận chuyển xa, hạ giá thành, tăng thêm lợi nhuận.
[5]. Thông thường một lao động khoẻ mạnh có thể chăm sóc được 2.000 m2 đất trồng cây Măng tây. Mỗi hecta đất trồng cần 4-5 lao động có kinh nghiệm trồng rẫy rau màu, có sức khoẻ tốt và siêng năng như công nhân chuyên nghiệp để chăm sóc cây (nên chia thành từng lô 2.000 m2 để tiện quản lý và chăm sóc). Từ năm thứ 2-3, khi cây cho thu hoạch ổn định, cần tuyển thêm vài lao động (hoặc thời vụ) để thu hoạch Măng, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm, v.v…
[6]. CÔNG TY VIỆT HOA MỸ (Tel: 0908.595.162 - 0988.549.919 / Email: info@viethoamy.com) và CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MĂNG TÂY XANH (Tel: 0902.764.677 - 0984.617.637 – 0972.541.919 / Email: aspimex.hcmc.vn@gmail.com) sẵn sàng tư vấn kỹ thuật trồng cây, cung cấp hạt giống đầu dòng F1 và thu mua sản phẩm Măng tây theo giá thị trường tại từng thời điểm để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Tài liệu này ra đời với mục đích giới thiệu phần nào những kinh nghiệm ban đầu mà chúng tôi đã tích luỹ được với mong muốn giúp đỡ bà con nông dân một nắng hai sương dầm mưa dãi nắng trồng cây Măng tây hạn chế những rủi ro, thất bại có thể có khi muốn trồng loại cây mới này. Dẫu vậy, kinh nghiệm thực tiễn sinh động của người trồng lúc nào cũng ngồn ngộn và rất phong phú, mỗi người mỗi địa phương đều có cách làm và kinh nghiệm hay khác nhau, chúng tôi rất mong được mọi người quan tâm tiếp tục đóng góp thêm ý kiến để những lần tái bản sau tài liệu được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả xin trân trọng và chân thành cảm ơn.
PHẦN DẪN NHẬP
[01].
GIỚI THIỆU CÂY MĂNG TÂY (ASPARAGUS)
Cây Măng tây (Asparagus), có tên khoa học là Asparagus Officinalis L., thuộc họ Măng tây Asparagaceae, có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu (từ miền bắc Tây Ban Nha tới Bắc Ai-len, Anh, và phía tây bắc Đức) nên chúng ta quen gọi là Măng tây để phân biệt với Măng ta (Măng tre, Măng le,…), là một loại cây trồng lâu năm nhằm mục đích thu hoạch chồi non Măng tây xanh làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc theo chân những gia đình quan chức người Pháp.
Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây để lấy rau Măng tây tươi như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bà Điểm (Hốc Môn),… nhưng ngày đó diện tích trồng rất ít và do không tìm được thị trường tiêu thụ nên cây không có điều kiện để phát triển. Gần đây, từ năm 2005, nhiều vùng như Củ Chi (TPHCM), Bến Lức, Đức Hoà (Long An), Long Thành (Đồng Nai), Sông Xoài, Suối Rao, Châu Pha (BRVT), Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu), Sóc Trăng, Vũng Liêm (Vĩnh Long), Chợ Lách (Bến Tre), Đăk Nông, Đăk Lăk, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh,... đã trồng được cây Măng tây để lấy rau Măng tây tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Ở nước ngoài, Măng tây là một loại rau thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi người dùng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày giống như người Việt Nam mình ăn rau muống. Họ còn đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng do các quốc gia phường Tây ở vùng khí hậu ôn đới lạnh lẽo chỉ thu hoạch được rau Măng tây trong 3 tháng mùa Xuân (3 tháng hè phải dưỡng cây mẹ lấy nắng quang hợp với bộ lá cung cấp dinh dưỡng hữu cơ tổng hợp cho bộ rễ tích trữ, 6 tháng mùa thu và mùa đông cây úa vàng sinh lý, ngủ đông không phát triển và không cho Măng) nên nhu cầu nhập khẩu rau Măng tây của thế giới rất lớn (hàng triệu tấn/năm) và hiện cũng còn tăng cao từng năm, chủ yếu là thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...
Về diện tích trồng, tính đến năm 2007 các nước Châu Á như Trung Quốc đã trồng 90.000 ha cây Măng tây sản lượng >1.000.000 tấn/năm, Nhật Bản trồng 7.000 ha, Thái Lan và Đài Loan mỗi nước trồng 1.500 ha, Philippine trồng 1.200 ha,... Ở Châu Âu, Tây Ban Nha đã trồng được 17.000 ha, CHLB Đức trồng 15.000 ha, Pháp trồng 11.000 ha, Italia (Ý) và Greece (Hy Lạp) mỗi nước trồng 6.000 ha,... Ở Châu Mỹ, Hoa Kỳ đã trồng được 33.500 ha, Peru trồng 20.000 ha, Mexico trồng 15.000 ha, Chile trồng 4.000 ha, Argentina trồng 2.000 ha, Canada trồng 1.500 ha,... Ở Châu Úc, Australia trồng 4.500 ha, New Zealand trồng 2.200 ha,... Ở Châu Phi, Nam Phi cũng trồng được 2.500 ha,…
Để tiếp tục duy trì, phát triển thêm sản lượng Măng đang cung cấp cho thị trường thế giới, hiện nay tại 65-70 quốc gia có trồng cây Măng tây vẫn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần từng phần các diện tích đất đã trồng cây Măng tây từ 8-15 năm trước đến nay phải bỏ đi.
Ở nước ta, bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, các nhà hàng, khách sạn và thực khách đã biết đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng phòng, chữa bệnh của rau Măng tây, nên đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau Măng tây xanh, ngày càng tăng thêm rất nhiều.
Từ đầu thập niên 1980, Công ty Rau quả TPHCM đã trồng thành công cây Măng tây tại Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc. Đến năm 1988, một Việt kiều đã mang giống cây Măng tây “Mary Washington” về trồng ở Ðà Lạt, nhưng khi cây Măng tây vừa được 2-3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim xinh tươi làm kiểng đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án lúc đó bị thất bại.
Mười bảy năm sau, năm 2005 cây Măng tây lại được Trung tâm Khuyến nông TPHCM đưa về trồng thí điểm 4 ha tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức, kết quả cho thấy cây vẫn sinh trưởng được trên vùng đất xám nghèo dinh dưỡng ở Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng cho bà con nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước.
Với số vốn đầu tư chi dần trong 6 tháng đầu tiên khoảng 100-200-300.000.000 đ/ha (tuỳ chất lượng đất và cách đầu tư), người trồng Măng tây ở nước ta có thể thu hoạch năng suất ổn định #50-100-150 kg Măng tây tươi/ngày/ha x bình quân 30.000 đồng/kg = khoảng 3.000.000 đ/ngày/ha x khoảng 200 ngày thu hoạch/năm = doanh thu #600.000.000 đ/năm/ha. Sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng cũng còn thu nhập được khoảng 250.000.000 - 300.000.000 đồng/năm/ha.
GIÁ THU MUA SẢN PHẨM RAU MĂNG TÂY TẠI TPHCM (2010) :
@ Loại 1: Đường kính giữa thân >10-15 mm, dài 23-25 cm:
Cty Cẩm Hon: 30-40.000 đ/kg – Cty Việt Hoa Mỹ: 40-50.000 đ/kg
@ Loại 2: Đường kính giữa thân >06-10 mm, dài 23-25 cm:
Cty Cẩm Hon: 15-20.000 đ/kg – Cty Việt Hoa Mỹ: 25-30.000 đ/kg
GIỚI THIỆU CÂY MĂNG TÂY (ASPARAGUS)
Cây Măng tây (Asparagus), có tên khoa học là Asparagus Officinalis L., thuộc họ Măng tây Asparagaceae, có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu (từ miền bắc Tây Ban Nha tới Bắc Ai-len, Anh, và phía tây bắc Đức) nên chúng ta quen gọi là Măng tây để phân biệt với Măng ta (Măng tre, Măng le,…), là một loại cây trồng lâu năm nhằm mục đích thu hoạch chồi non Măng tây xanh làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc theo chân những gia đình quan chức người Pháp.
Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây để lấy rau Măng tây tươi như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bà Điểm (Hốc Môn),… nhưng ngày đó diện tích trồng rất ít và do không tìm được thị trường tiêu thụ nên cây không có điều kiện để phát triển. Gần đây, từ năm 2005, nhiều vùng như Củ Chi (TPHCM), Bến Lức, Đức Hoà (Long An), Long Thành (Đồng Nai), Sông Xoài, Suối Rao, Châu Pha (BRVT), Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu), Sóc Trăng, Vũng Liêm (Vĩnh Long), Chợ Lách (Bến Tre), Đăk Nông, Đăk Lăk, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh,... đã trồng được cây Măng tây để lấy rau Măng tây tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Ở nước ngoài, Măng tây là một loại rau thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi người dùng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày giống như người Việt Nam mình ăn rau muống. Họ còn đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng do các quốc gia phường Tây ở vùng khí hậu ôn đới lạnh lẽo chỉ thu hoạch được rau Măng tây trong 3 tháng mùa Xuân (3 tháng hè phải dưỡng cây mẹ lấy nắng quang hợp với bộ lá cung cấp dinh dưỡng hữu cơ tổng hợp cho bộ rễ tích trữ, 6 tháng mùa thu và mùa đông cây úa vàng sinh lý, ngủ đông không phát triển và không cho Măng) nên nhu cầu nhập khẩu rau Măng tây của thế giới rất lớn (hàng triệu tấn/năm) và hiện cũng còn tăng cao từng năm, chủ yếu là thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...
Về diện tích trồng, tính đến năm 2007 các nước Châu Á như Trung Quốc đã trồng 90.000 ha cây Măng tây sản lượng >1.000.000 tấn/năm, Nhật Bản trồng 7.000 ha, Thái Lan và Đài Loan mỗi nước trồng 1.500 ha, Philippine trồng 1.200 ha,... Ở Châu Âu, Tây Ban Nha đã trồng được 17.000 ha, CHLB Đức trồng 15.000 ha, Pháp trồng 11.000 ha, Italia (Ý) và Greece (Hy Lạp) mỗi nước trồng 6.000 ha,... Ở Châu Mỹ, Hoa Kỳ đã trồng được 33.500 ha, Peru trồng 20.000 ha, Mexico trồng 15.000 ha, Chile trồng 4.000 ha, Argentina trồng 2.000 ha, Canada trồng 1.500 ha,... Ở Châu Úc, Australia trồng 4.500 ha, New Zealand trồng 2.200 ha,... Ở Châu Phi, Nam Phi cũng trồng được 2.500 ha,…
Để tiếp tục duy trì, phát triển thêm sản lượng Măng đang cung cấp cho thị trường thế giới, hiện nay tại 65-70 quốc gia có trồng cây Măng tây vẫn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần từng phần các diện tích đất đã trồng cây Măng tây từ 8-15 năm trước đến nay phải bỏ đi.
Ở nước ta, bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, các nhà hàng, khách sạn và thực khách đã biết đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng phòng, chữa bệnh của rau Măng tây, nên đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau Măng tây xanh, ngày càng tăng thêm rất nhiều.
Từ đầu thập niên 1980, Công ty Rau quả TPHCM đã trồng thành công cây Măng tây tại Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc. Đến năm 1988, một Việt kiều đã mang giống cây Măng tây “Mary Washington” về trồng ở Ðà Lạt, nhưng khi cây Măng tây vừa được 2-3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim xinh tươi làm kiểng đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án lúc đó bị thất bại.
Mười bảy năm sau, năm 2005 cây Măng tây lại được Trung tâm Khuyến nông TPHCM đưa về trồng thí điểm 4 ha tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức, kết quả cho thấy cây vẫn sinh trưởng được trên vùng đất xám nghèo dinh dưỡng ở Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng cho bà con nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước.
Với số vốn đầu tư chi dần trong 6 tháng đầu tiên khoảng 100-200-300.000.000 đ/ha (tuỳ chất lượng đất và cách đầu tư), người trồng Măng tây ở nước ta có thể thu hoạch năng suất ổn định #50-100-150 kg Măng tây tươi/ngày/ha x bình quân 30.000 đồng/kg = khoảng 3.000.000 đ/ngày/ha x khoảng 200 ngày thu hoạch/năm = doanh thu #600.000.000 đ/năm/ha. Sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng cũng còn thu nhập được khoảng 250.000.000 - 300.000.000 đồng/năm/ha.
GIÁ THU MUA SẢN PHẨM RAU MĂNG TÂY TẠI TPHCM (2010) :
@ Loại 1: Đường kính giữa thân >10-15 mm, dài 23-25 cm:
Cty Cẩm Hon: 30-40.000 đ/kg – Cty Việt Hoa Mỹ: 40-50.000 đ/kg
@ Loại 2: Đường kính giữa thân >06-10 mm, dài 23-25 cm:
Cty Cẩm Hon: 15-20.000 đ/kg – Cty Việt Hoa Mỹ: 25-30.000 đ/kg
01. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG VÀ DƯỢC TÍNH ĐẶC BIỆT CỦA CÂY MĂNG TÂY
a. Đặc điểm sinh trưởng & phát triển của cây Măng tây:
Cây Măng tây là loại cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, rễ chùm trải rộng. Cây có hoa đơn tính, màu vàng hoặc lục nhạt. Quả măng khi chín màu đỏ, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 5-6 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng. Một lon hạt giống trọng lượng 1 pound = 453,6 gr (gần 0,5 kg) ước lượng có khoảng 24.000 hạt - 26.000 hạt, tỉ lệ nảy mầm đạt 85-90% với khoảng 20.000-24.000 cây, đủ để gieo trồng ra đất được 1 hecta cây Măng tây (trồng cây cách cây 45cm x hàng cách hàng 120cm, mật độ 18.000 cây/hecta; tuỳ thế đất, cũng có thể trồng hàng đôi hoặc hàng ba, ziczac theo hình nanh sấu).
Nhờ được tuyển chọn rất kỹ ngay từ khâu sản xuất giống, thông thường trên đất sản xuất bao giờ cũng có khoảng 80-90 % số cây trồng mang hoa đực và 10-20 % số cây trồng mang hoa cái. Các cây mang hoa đực khoẻ mạnh hơn, cho sản lượng măng thu hoạch nhiều hơn cây mang hoa cái khoảng 20-25 %. Người trồng có thể tận dụng trái chín đỏ của cây mang hoa cái từ dòng F2 lấy hạt làm giống lai tạp sau đời F2 để trồng cây cắt lá măng làm kiểng bán kèm hoa cắt cành (người trồng cũng có thể thu hoạch được Măng nhưng năng suất và chất lượng các dòng cây sau đời F2 rất thấp).
Sản phẩm của cây Măng tây là các chồi măng non, có tên thương mại là Măng tây xanh. Măng tây xanh là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây măng. Trước khi nhú khỏi mặt đất, các chồi non Măng tây xanh khởi đầu có thân màu trắng (Măng tây trắng), khi mọc cao khỏi mặt đất, nhờ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp chiếu xạ nên chúng chuyển thành màu xanh (Măng tây xanh) và phát sinh nhiều cành lá, khi thành cây trưởng thành có thể cao tới 1,5-2 mét.
Cây Măng tây trồng một lần, nhưng có thể cho thu hoạch từ 4 đến 6 năm (cây có thể sống thọ đến 20-25 năm, bộ rễ khô héo trong đất mùa nắng vẫn có thể tự phục hồi lại khi mùa mưa tới). Tuy nhiên, sản lượng măng thu hoạch cao nhất thường tập trung ở các năm thứ 3 đến năm thứ 5. Sang năm thứ 6 - thứ 7, tuỳ theo đất trồng, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá bỏ cây cũ đi để trồng cây mới.
+ Lưu ý: Muốn trồng lại cây Măng tây trên đất đã trồng cây Măng tây vụ trước, cần phải cải tạo đất bằng cách thay đổi ít nhất một vụ cây trồng khác (như bắp, đậu, v.v…).
b. Hàm lượng dinh dưỡng của Măng tây xanh:
Măng tây xanh là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước + 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,... Ngoài ra, Măng tây xanh còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,...
c. Dược tính đặc biệt của Măng tây xanh:
Cây Măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 500-200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây xanh làm thuốc trị bệnh táo bón và suy gan, thận. Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi.
Măng tây xanh chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón. Măng tây xanh nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống giúp lợi tiểu, phòng ngừa các bệnh đau bàng quang, suy thận hay suy gan mật, tiểu đường, ung thư đại tràng. Măng tây xanh là nguồn cung cấp chất đạm Histones giúp kiểm soát và bình thường hoá sự tăng trưởng của tế bào, có khả năng giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, đặc biệt là chống béo phì và chống lão hóa cơ thể. Ngoài ra, trong cây Măng tây còn có dược chất Asparagin rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị bệnh bệnh goutte và tim mạch, giúp giảm cholesteron, ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu.
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, Măng tây có rất nhiều Glutathione là chất chống ung thư và chống lão hóa rất hiệu quả. Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến khích việc dùng Măng tây như một thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng ngừa và trị bệnh rất tốt cho con người...
Cây Măng tây là loại cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, rễ chùm trải rộng. Cây có hoa đơn tính, màu vàng hoặc lục nhạt. Quả măng khi chín màu đỏ, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 5-6 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng. Một lon hạt giống trọng lượng 1 pound = 453,6 gr (gần 0,5 kg) ước lượng có khoảng 24.000 hạt - 26.000 hạt, tỉ lệ nảy mầm đạt 85-90% với khoảng 20.000-24.000 cây, đủ để gieo trồng ra đất được 1 hecta cây Măng tây (trồng cây cách cây 45cm x hàng cách hàng 120cm, mật độ 18.000 cây/hecta; tuỳ thế đất, cũng có thể trồng hàng đôi hoặc hàng ba, ziczac theo hình nanh sấu).
Nhờ được tuyển chọn rất kỹ ngay từ khâu sản xuất giống, thông thường trên đất sản xuất bao giờ cũng có khoảng 80-90 % số cây trồng mang hoa đực và 10-20 % số cây trồng mang hoa cái. Các cây mang hoa đực khoẻ mạnh hơn, cho sản lượng măng thu hoạch nhiều hơn cây mang hoa cái khoảng 20-25 %. Người trồng có thể tận dụng trái chín đỏ của cây mang hoa cái từ dòng F2 lấy hạt làm giống lai tạp sau đời F2 để trồng cây cắt lá măng làm kiểng bán kèm hoa cắt cành (người trồng cũng có thể thu hoạch được Măng nhưng năng suất và chất lượng các dòng cây sau đời F2 rất thấp).
Sản phẩm của cây Măng tây là các chồi măng non, có tên thương mại là Măng tây xanh. Măng tây xanh là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây măng. Trước khi nhú khỏi mặt đất, các chồi non Măng tây xanh khởi đầu có thân màu trắng (Măng tây trắng), khi mọc cao khỏi mặt đất, nhờ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp chiếu xạ nên chúng chuyển thành màu xanh (Măng tây xanh) và phát sinh nhiều cành lá, khi thành cây trưởng thành có thể cao tới 1,5-2 mét.
Cây Măng tây trồng một lần, nhưng có thể cho thu hoạch từ 4 đến 6 năm (cây có thể sống thọ đến 20-25 năm, bộ rễ khô héo trong đất mùa nắng vẫn có thể tự phục hồi lại khi mùa mưa tới). Tuy nhiên, sản lượng măng thu hoạch cao nhất thường tập trung ở các năm thứ 3 đến năm thứ 5. Sang năm thứ 6 - thứ 7, tuỳ theo đất trồng, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá bỏ cây cũ đi để trồng cây mới.
+ Lưu ý: Muốn trồng lại cây Măng tây trên đất đã trồng cây Măng tây vụ trước, cần phải cải tạo đất bằng cách thay đổi ít nhất một vụ cây trồng khác (như bắp, đậu, v.v…).
b. Hàm lượng dinh dưỡng của Măng tây xanh:
Măng tây xanh là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước + 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,... Ngoài ra, Măng tây xanh còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,...
c. Dược tính đặc biệt của Măng tây xanh:
Cây Măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 500-200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây xanh làm thuốc trị bệnh táo bón và suy gan, thận. Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi.
Măng tây xanh chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón. Măng tây xanh nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống giúp lợi tiểu, phòng ngừa các bệnh đau bàng quang, suy thận hay suy gan mật, tiểu đường, ung thư đại tràng. Măng tây xanh là nguồn cung cấp chất đạm Histones giúp kiểm soát và bình thường hoá sự tăng trưởng của tế bào, có khả năng giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, đặc biệt là chống béo phì và chống lão hóa cơ thể. Ngoài ra, trong cây Măng tây còn có dược chất Asparagin rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị bệnh bệnh goutte và tim mạch, giúp giảm cholesteron, ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu.
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, Măng tây có rất nhiều Glutathione là chất chống ung thư và chống lão hóa rất hiệu quả. Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến khích việc dùng Măng tây như một thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng ngừa và trị bệnh rất tốt cho con người...
02. CÁCH ƯƠM GIỐNG CÂY MĂNG TÂY - ASPARAGUS
Thế giới có nhiều giống cây Măng tây khác nhau như: Măng tây xanh, Măng tây trắng, Măng tây tím,…
Ngày xưa, các giống cây Măng tây chỉ trồng thích hợp ở các vùng cao khoảng 600-900 mét so với mặt biển, khí hậu trung bình 15*C-20*C. Ngày nay, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học và lai tạo giống, các nước tiên tiến đã tạo ra được những giống cây Măng tây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình cao 20*C-30*C như ở nước ta.
Thật ra, cây Măng tây có sức sống rất mãnh liệt, có thể thích nghi với rất nhiều loại đất và rất nhiều thời tiết khác nhau nếu có đầy đủ dinh dưỡng, nước tưới để giữ ổn định độ ẩm dưới đất 60-70% và có đủ nắng toàn phần để bảo đảm ánh sáng quang hợp thật tốt để tạo ra năng lượng hữu cơ dinh dưỡng cho cây. Ở Hoa Kỳ, hiện nay cây Măng tây vẫn phát triển trong thời tiết băng giá khắc nghiệt –40*F = –4*C ở vùng Minnesota và trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt 115*F = +47*C ở vùng Imperial Valley (Southern California).
a. Các loại hạt giống:
Thị trường mua bán hiện nay thường có 3 dạng hạt giống:
+ Hạt giống thuần (dòng F1): Năng suất và chất lượng măng rất cao, cao hơn hẳn giống F2 khoảng 30%, kháng nấm bệnh rất cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, nhưng giá bán rất đắt.
+ Hạt giống lai (dòng F2): Năng suất và chất lượng cao, cây dễ trồng và dễ thu hoạch, giá cả dễ chịu hơn (khoảng >50%) giá các loại giống dòng F1.
+ Hạt giống tạp (sau dòng F2): Người trồng lấy trái chín đỏ của các dòng cây sau đời F2 làm hạt giống để trồng cây Măng (còn gọi là cây Dương) cắt lấy lá làm kiểng bán kèm với hoa cắt cành, cho thu nhập cũng khá cao. Loại hạt giống lai tạp sau đời F2 này đem trồng vẫn thu hoạch được sản phẩm Măng tây xanh, nhưng đường kính thân măng rất nhỏ (2-3 mm) không có giá trị thương phẩm, hiệu quả kinh tế rất kém.
+ Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn với hạt giống trồng cây Măng (còn gọi là cây Dương) lấy lá làm kiểng (không thể thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh có giá trị thương phẩm) có thể gây thiệt hại kinh tế, người trồng cần thận trọng trước khi quyết định mua hạt giống nếu không có căn cứ xác nhận xuất xứ nguồn giống rõ ràng, minh bạch.
Cây Măng tây nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay có nguồn giống F2 lai tạo từ dòng F1, được sản xuất tại Hoa Kỳ, phổ biến thấy có các thương hiệu sau: Martha Washington, Mary Washington, California 301, California 500, UC-72, UC-157, UC-309, Jersey King, Jersey Titan, Greenwich, Apollo, Atlas, Grande, Dulce Verde, Sweet Purple, Purple Passion...
Giống cây Măng tây đang trồng ở Củ Chi là giống UC-72 và UC-157 (dòng F2) được lai tạo từ dòng F1 sản xuất tại Hoa Kỳ. Quá trình trồng thử nghiệm 3 năm qua ở nước ta cho thấy giống UC-157 F2 cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất, chất lượng măng khá cao: Năm thứ 1 đạt 10-15 tấn/hecta; năm thứ 2 đạt 15-20 tấn/hecta; năm thứ 3 đến năm thứ 5 có thể đạt trên 25-30 tấn/hecta, tùy theo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cây của người trồng.
+ Ngoài ra, thị trường mua bán ở nước ngoài còn có loại rễ giống (crown) lấy từ bộ rễ cây Măng tây khoẻ mạnh đã đủ 1 năm tuổi, giá rất đắt, chủ yếu dành cho những nông hộ tự sản tự tiêu trong gia đình muốn rút ngắn thời gian trồng cây nhờ có thể thu hoạch được sản phẩm Măng tây xanh chỉ trong vòng 2-3 tháng kể từ ngày trồng cây ra đất sản xuất.
b. Sản xuất cây giống:
Mỗi hecta đất trồng cây Măng tây cần chuẩn bị khoảng 400-500 m2 nơi có thế đất cao ráo, thoát nước tốt, lấy được nắng tốt để làm vườn ươm. Nếu ươm giống trong mùa mưa, cần phải chuẩn bị sẵn nhà lưới nilon màu trắng trong mắt nhuyễn để lấy được nắng toàn phần, tránh được trời mưa lớn và ngăn được côn trùng, sâu bệnh hại cây con vốn có thân nhỏ như cọng cỏ chỉ non mềm rất yếu ớt.
Để trồng 1 hecta cây Măng tây với mật độ 18.000-20.000 cây, cần chuẩn bị một lon hạt giống trọng lượng 1 pound = 0,4536 kg (khoảng 0,5 kg), có nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng, sạch bệnh, an toàn.
Hạt giống cây Măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 25*C, nhưng thích hợp nhất là 30*C-50*C. Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn sẽ tự hủy để thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng, từ rễ trụ này các rễ con sẽ mọc quanh thành một bộ rễ chùm khi trưởng thành có thể trải rộng đến 60-75-90 cm, và ăn sâu đến 50-60-70 cm dưới mặt đất. Sau đó, trên các đốt của rễ trụ ở gần mặt đất sẽ hình thành các thân mầm mới, đó chính là các chồi non Măng tây trắng, khi nhú cao lên khỏi mặt đất tiếp xúc với tia cực tím ánh nắng mặt trời chiếu xạ chúng sẽ chuyển hoá thành sản phẩm Măng tây xanh.
@ Giá thể ươm giống:
Giá thể ươm giống trộn đều cho vào bầu ươm giống gồm các loại vật liệu sau:
+ 1/3 đất sạch sàng nhuyễn (hoặc đất cát pha nhẹ) có xử lý vôi, lân hoặc COC 85 để làm tơi xốp đất + xử lý chế phẩm diệt cỏ và mầm cỏ phổ rộng;
+ 1/3 phân rác, rơm trấu mục, tro trấu, mạt cưa, bã vụn vỏ đậu, bã vụn cùi bắp, bã vụn xơ dừa, bã vụn vỏ cà phê, bã vụn vỏ hạt nhãn, đã xử lý nước vôi hoặc sulfat đồng để khử trùng và nấm bệnh;
+ 30% phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) có xử lý chế phẩm nấm vi sinh đối kháng Trichoderma;
+ Trong quá trình ươm cây, có thể bổ sung các chế phẩm kích thích phát triển rễ GA3, Auxin,...; chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng Wehg, Agrostim, Atonik,...; và các chế phẩm khử tuyến trùng, nấm bệnh Sincosin, Antracol hoặc Tilt Super.
@ Cách ươm giống:
Do vỏ hạt giống cây Măng tây rất cứng, trước khi ươm giống cần ngâm hạt giống 1 ngày 1 đêm trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng 50*C-60*C).
+ Lưu ý: Nên chia nhỏ số lượng giống ra để ươm thành nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 4.000 - 6.000 cây để tránh rủi ro. Người trồng cũng có thể cẩn thận tiến hành ươm thử nghiệm trước với 50 - 100 hạt giống lấy kết quả tỉ lệ nảy mầm và kinh nghiệm để làm mẫu.
Bắt đầu ươm giống, khoảng 5-6 giờ sáng hôm nay lấy hạt giống chà xát thật sạch rồi đem ngâm vào trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng 50*C-60*C), đến 11-12 giờ trưa vớt hạt ra chà xát thật sạch rồi thay 1 lần nước 3 sôi 2 lạnh; tiếp đến khoảng 17-18 giờ chiều và 23-24 giờ khuya lại vớt hạt ra chà xát thật sạch rồi lần lượt thay thêm 2 lần nước ấm 2 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng 40*C-50*C).
Đến 5-6 giờ sáng hôm sau, vớt hạt ra chà rửa thật sạch mùi chua của hóa chất bảo quản giống, hạt giống ban đầu từ màu xám mờ bây giờ sẽ trở về màu đen bóng, để ráo nước rồi đem ủ ẩm trong khăn vải sạch buộc lỏng, để khoảng 18-24 giờ hạt giống sẽ nảy nanh mầm rễ con. Nếu gặp thời tiết lạnh, thời gian nảy mầm của hạt giống có thể kéo dài 2-4 tuần hoặc lâu hơn nữa (gặp trường hợp này, có thể hỗ trợ thêm nhiệt độ ấm bằng biện pháp xông bóng đèn tròn 45-60 watt).
+ Lưu ý: Nhớ thường xuyên mở bọc kiểm tra gấp lấy những hạt đã nảy mầm đem gieo ươm trước vào bầu ươm giống, tránh ủ đi ủ lại nhiều lần hạt đã nảy mầm có thể làm thối hỏng hạt giống.
Sau đó chọn những hạt giống đã nảy mầm, xử lý với chế phẩm GA3 hoặc Auxin để kích thích phát triển rễ, rồi đem gieo vào bầu ươm giống làm bằng bao nilon đen có đục lỗ thoát nước kích thước 12cm x 18cm (ươm 2,5-3 tháng, trồng 4,5-5 tháng trổ măng), hoặc bao nilon kích thước 18cm x 25cm (ươm 3-3,5 tháng, trồng khoảng 4-4,5 tháng trổ măng, tuỳ chế độ dinh dưỡng và chăm sóc).
Dùng nhíp gấp hạt giống nảy mầm đã xử lý chế phẩm kích thích phát triển rễ ấn nhẹ tay đặt hạt sâu không quá 0,5cm-1cm vào giữa mặt bầu giá thể rồi lấp nhẹ bằng một lớp tro trấu dày khoảng 0,5cm cho khuất hạt. Đem các bầu ươm giống đặt vào nhà lưới nilon mắt nhuyễn màu trắng lấy được 100% nắng toàn phần + tránh được trời mưa to + ngăn được côn trùng và sâu bệnh hại cây rồi tưới nước phun sương giữ ẩm mỗi ngày.
Những hạt còn lại đem ủ tiếp như trên, chờ hạt giống nảy mầm để gieo ươm vào những đợt sau.
Sau 7-10 ngày ươm hạt, cây giống con sẽ mọc lên. Khi cây cao khoảng 10 cm, tiến hành tưới thúc 15 ngày/lần với dung dịch phân DAP + Kali hoặc NPK 15-15-15 pha loãng 1% và/hoặc hay phân bón lá sinh học Wehg, Agrostim,... kết hợp nhổ cỏ dại (nếu giá thể ươm giống đã sử dụng phân trùn quế, bầu giống có thể đã đủ dinh dưỡng trong suốt thời gian ươm giống 2-3 tháng). Khi cây được 10-12 tuần tuổi (cao khoảng 50-70 cm), chọn những cây khỏe mạnh, sạch bệnh đem ra đất trồng rồi cắt hạ bớt ngọn giữ cây cao khoảng 30 cm, căng dây nilon đôi kẹp cây măng vào giữa đôi dây để tránh gió quật đổ ngả cây.
+ Lưu ý: Cây giống khi đem ra đất trồng bộ rễ phải có ít nhất từ 9 cọng rễ trở lên thì cây mới đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt.
Ngày xưa, các giống cây Măng tây chỉ trồng thích hợp ở các vùng cao khoảng 600-900 mét so với mặt biển, khí hậu trung bình 15*C-20*C. Ngày nay, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học và lai tạo giống, các nước tiên tiến đã tạo ra được những giống cây Măng tây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình cao 20*C-30*C như ở nước ta.
Thật ra, cây Măng tây có sức sống rất mãnh liệt, có thể thích nghi với rất nhiều loại đất và rất nhiều thời tiết khác nhau nếu có đầy đủ dinh dưỡng, nước tưới để giữ ổn định độ ẩm dưới đất 60-70% và có đủ nắng toàn phần để bảo đảm ánh sáng quang hợp thật tốt để tạo ra năng lượng hữu cơ dinh dưỡng cho cây. Ở Hoa Kỳ, hiện nay cây Măng tây vẫn phát triển trong thời tiết băng giá khắc nghiệt –40*F = –4*C ở vùng Minnesota và trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt 115*F = +47*C ở vùng Imperial Valley (Southern California).
a. Các loại hạt giống:
Thị trường mua bán hiện nay thường có 3 dạng hạt giống:
+ Hạt giống thuần (dòng F1): Năng suất và chất lượng măng rất cao, cao hơn hẳn giống F2 khoảng 30%, kháng nấm bệnh rất cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, nhưng giá bán rất đắt.
+ Hạt giống lai (dòng F2): Năng suất và chất lượng cao, cây dễ trồng và dễ thu hoạch, giá cả dễ chịu hơn (khoảng >50%) giá các loại giống dòng F1.
+ Hạt giống tạp (sau dòng F2): Người trồng lấy trái chín đỏ của các dòng cây sau đời F2 làm hạt giống để trồng cây Măng (còn gọi là cây Dương) cắt lấy lá làm kiểng bán kèm với hoa cắt cành, cho thu nhập cũng khá cao. Loại hạt giống lai tạp sau đời F2 này đem trồng vẫn thu hoạch được sản phẩm Măng tây xanh, nhưng đường kính thân măng rất nhỏ (2-3 mm) không có giá trị thương phẩm, hiệu quả kinh tế rất kém.
+ Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn với hạt giống trồng cây Măng (còn gọi là cây Dương) lấy lá làm kiểng (không thể thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh có giá trị thương phẩm) có thể gây thiệt hại kinh tế, người trồng cần thận trọng trước khi quyết định mua hạt giống nếu không có căn cứ xác nhận xuất xứ nguồn giống rõ ràng, minh bạch.
Cây Măng tây nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay có nguồn giống F2 lai tạo từ dòng F1, được sản xuất tại Hoa Kỳ, phổ biến thấy có các thương hiệu sau: Martha Washington, Mary Washington, California 301, California 500, UC-72, UC-157, UC-309, Jersey King, Jersey Titan, Greenwich, Apollo, Atlas, Grande, Dulce Verde, Sweet Purple, Purple Passion...
Giống cây Măng tây đang trồng ở Củ Chi là giống UC-72 và UC-157 (dòng F2) được lai tạo từ dòng F1 sản xuất tại Hoa Kỳ. Quá trình trồng thử nghiệm 3 năm qua ở nước ta cho thấy giống UC-157 F2 cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất, chất lượng măng khá cao: Năm thứ 1 đạt 10-15 tấn/hecta; năm thứ 2 đạt 15-20 tấn/hecta; năm thứ 3 đến năm thứ 5 có thể đạt trên 25-30 tấn/hecta, tùy theo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cây của người trồng.
+ Ngoài ra, thị trường mua bán ở nước ngoài còn có loại rễ giống (crown) lấy từ bộ rễ cây Măng tây khoẻ mạnh đã đủ 1 năm tuổi, giá rất đắt, chủ yếu dành cho những nông hộ tự sản tự tiêu trong gia đình muốn rút ngắn thời gian trồng cây nhờ có thể thu hoạch được sản phẩm Măng tây xanh chỉ trong vòng 2-3 tháng kể từ ngày trồng cây ra đất sản xuất.
b. Sản xuất cây giống:
Mỗi hecta đất trồng cây Măng tây cần chuẩn bị khoảng 400-500 m2 nơi có thế đất cao ráo, thoát nước tốt, lấy được nắng tốt để làm vườn ươm. Nếu ươm giống trong mùa mưa, cần phải chuẩn bị sẵn nhà lưới nilon màu trắng trong mắt nhuyễn để lấy được nắng toàn phần, tránh được trời mưa lớn và ngăn được côn trùng, sâu bệnh hại cây con vốn có thân nhỏ như cọng cỏ chỉ non mềm rất yếu ớt.
Để trồng 1 hecta cây Măng tây với mật độ 18.000-20.000 cây, cần chuẩn bị một lon hạt giống trọng lượng 1 pound = 0,4536 kg (khoảng 0,5 kg), có nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng, sạch bệnh, an toàn.
Hạt giống cây Măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 25*C, nhưng thích hợp nhất là 30*C-50*C. Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn sẽ tự hủy để thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng, từ rễ trụ này các rễ con sẽ mọc quanh thành một bộ rễ chùm khi trưởng thành có thể trải rộng đến 60-75-90 cm, và ăn sâu đến 50-60-70 cm dưới mặt đất. Sau đó, trên các đốt của rễ trụ ở gần mặt đất sẽ hình thành các thân mầm mới, đó chính là các chồi non Măng tây trắng, khi nhú cao lên khỏi mặt đất tiếp xúc với tia cực tím ánh nắng mặt trời chiếu xạ chúng sẽ chuyển hoá thành sản phẩm Măng tây xanh.
@ Giá thể ươm giống:
Giá thể ươm giống trộn đều cho vào bầu ươm giống gồm các loại vật liệu sau:
+ 1/3 đất sạch sàng nhuyễn (hoặc đất cát pha nhẹ) có xử lý vôi, lân hoặc COC 85 để làm tơi xốp đất + xử lý chế phẩm diệt cỏ và mầm cỏ phổ rộng;
+ 1/3 phân rác, rơm trấu mục, tro trấu, mạt cưa, bã vụn vỏ đậu, bã vụn cùi bắp, bã vụn xơ dừa, bã vụn vỏ cà phê, bã vụn vỏ hạt nhãn, đã xử lý nước vôi hoặc sulfat đồng để khử trùng và nấm bệnh;
+ 30% phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) có xử lý chế phẩm nấm vi sinh đối kháng Trichoderma;
+ Trong quá trình ươm cây, có thể bổ sung các chế phẩm kích thích phát triển rễ GA3, Auxin,...; chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng Wehg, Agrostim, Atonik,...; và các chế phẩm khử tuyến trùng, nấm bệnh Sincosin, Antracol hoặc Tilt Super.
@ Cách ươm giống:
Do vỏ hạt giống cây Măng tây rất cứng, trước khi ươm giống cần ngâm hạt giống 1 ngày 1 đêm trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng 50*C-60*C).
+ Lưu ý: Nên chia nhỏ số lượng giống ra để ươm thành nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 4.000 - 6.000 cây để tránh rủi ro. Người trồng cũng có thể cẩn thận tiến hành ươm thử nghiệm trước với 50 - 100 hạt giống lấy kết quả tỉ lệ nảy mầm và kinh nghiệm để làm mẫu.
Bắt đầu ươm giống, khoảng 5-6 giờ sáng hôm nay lấy hạt giống chà xát thật sạch rồi đem ngâm vào trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng 50*C-60*C), đến 11-12 giờ trưa vớt hạt ra chà xát thật sạch rồi thay 1 lần nước 3 sôi 2 lạnh; tiếp đến khoảng 17-18 giờ chiều và 23-24 giờ khuya lại vớt hạt ra chà xát thật sạch rồi lần lượt thay thêm 2 lần nước ấm 2 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng 40*C-50*C).
Đến 5-6 giờ sáng hôm sau, vớt hạt ra chà rửa thật sạch mùi chua của hóa chất bảo quản giống, hạt giống ban đầu từ màu xám mờ bây giờ sẽ trở về màu đen bóng, để ráo nước rồi đem ủ ẩm trong khăn vải sạch buộc lỏng, để khoảng 18-24 giờ hạt giống sẽ nảy nanh mầm rễ con. Nếu gặp thời tiết lạnh, thời gian nảy mầm của hạt giống có thể kéo dài 2-4 tuần hoặc lâu hơn nữa (gặp trường hợp này, có thể hỗ trợ thêm nhiệt độ ấm bằng biện pháp xông bóng đèn tròn 45-60 watt).
+ Lưu ý: Nhớ thường xuyên mở bọc kiểm tra gấp lấy những hạt đã nảy mầm đem gieo ươm trước vào bầu ươm giống, tránh ủ đi ủ lại nhiều lần hạt đã nảy mầm có thể làm thối hỏng hạt giống.
Sau đó chọn những hạt giống đã nảy mầm, xử lý với chế phẩm GA3 hoặc Auxin để kích thích phát triển rễ, rồi đem gieo vào bầu ươm giống làm bằng bao nilon đen có đục lỗ thoát nước kích thước 12cm x 18cm (ươm 2,5-3 tháng, trồng 4,5-5 tháng trổ măng), hoặc bao nilon kích thước 18cm x 25cm (ươm 3-3,5 tháng, trồng khoảng 4-4,5 tháng trổ măng, tuỳ chế độ dinh dưỡng và chăm sóc).
Dùng nhíp gấp hạt giống nảy mầm đã xử lý chế phẩm kích thích phát triển rễ ấn nhẹ tay đặt hạt sâu không quá 0,5cm-1cm vào giữa mặt bầu giá thể rồi lấp nhẹ bằng một lớp tro trấu dày khoảng 0,5cm cho khuất hạt. Đem các bầu ươm giống đặt vào nhà lưới nilon mắt nhuyễn màu trắng lấy được 100% nắng toàn phần + tránh được trời mưa to + ngăn được côn trùng và sâu bệnh hại cây rồi tưới nước phun sương giữ ẩm mỗi ngày.
Những hạt còn lại đem ủ tiếp như trên, chờ hạt giống nảy mầm để gieo ươm vào những đợt sau.
Sau 7-10 ngày ươm hạt, cây giống con sẽ mọc lên. Khi cây cao khoảng 10 cm, tiến hành tưới thúc 15 ngày/lần với dung dịch phân DAP + Kali hoặc NPK 15-15-15 pha loãng 1% và/hoặc hay phân bón lá sinh học Wehg, Agrostim,... kết hợp nhổ cỏ dại (nếu giá thể ươm giống đã sử dụng phân trùn quế, bầu giống có thể đã đủ dinh dưỡng trong suốt thời gian ươm giống 2-3 tháng). Khi cây được 10-12 tuần tuổi (cao khoảng 50-70 cm), chọn những cây khỏe mạnh, sạch bệnh đem ra đất trồng rồi cắt hạ bớt ngọn giữ cây cao khoảng 30 cm, căng dây nilon đôi kẹp cây măng vào giữa đôi dây để tránh gió quật đổ ngả cây.
+ Lưu ý: Cây giống khi đem ra đất trồng bộ rễ phải có ít nhất từ 9 cọng rễ trở lên thì cây mới đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt.
03. CÁCH TRỒNG CÂY MĂNG TÂY RA ĐẤT SẢN XUẤT
a. Chọn đất trồng:
Măng tây xanh là cây trồng cần phải có 100% ánh nắng toàn phần để quang hợp tốt với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp dinh dưỡng cho cây. Cây Măng tây sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu loại khó tính.
Trồng cây Măng tây ở nơi bị bóng cây che rợp, vùng đất có mật độ mưa nhiều, hiệu suất quang hợp với ánh nắng thấp, cây sẽ kém phát triển, năng suất và chất lượng măng sẽ giảm rất nhiều.
Trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình cao 20-35*C như ở nước ta, các loại đất thích hợp để trồng cây Măng tây là đất cát pha 50/50, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất thịt nhẹ hoặc các loại đất có thể tạo được độ tơi xốp cao, giàu chất hữu cơ, nhận được 100% ánh nắng toàn phần, có mật độ mưa ít, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước thật tốt, tầng canh tác dày 40-50 cm để bộ rễ phát triển, mực nước ngầm sâu dưới mặt đất 50-60 cm để không làm thối hỏng bộ rễ, độ ẩm ổn định của đất khoảng 60-70%, không bị phèn chua (độ pH 6,5-7,5 là tốt nhất), không bị triều cường hoặc ngập úng trong mùa mưa, đồng thời chủ động được nước tưới trong mùa nắng.
Cây Măng tây có thể chịu hạn ngắn ngày, nhưng nếu rét đậm dưới 15*C kéo dài nhiều ngày thì cây sẽ tạm ngủ đông không phát triển và không trổ măng. Cũng không nên chọn thế đất dốc quá >10% để tránh bị xói mòn trong quá trình canh tác cây măng kéo dài 4-6 năm.
+ Lưu ý: Đất đã trồng qua cây cao su, cây thuốc lá, đất bị nhiễm dioxin hoặc chất thải công nghiệp độc hại thì không nên trồng cây Măng tây vì các chồi măng non rất dễ bị nhiễm độc tố.
b. Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng cây Măng tây cần phải được cải tạo bằng phẳng, có độ dốc thoát nước tưới và phải có mương thoát nước bao quanh để chống ngập hoặc triều cường; khi cần thiết phải tăng cường sử dụng bơm để tháo nước.
Hai (02) tháng trước khi trồng, phải tiến hành cày đất sâu 20-30cm hai lần cách nhau khoảng 10-15 ngày, kết hợp làm cỏ thật sạch, phun thuốc diệt mầm cỏ phổ rộng và thuốc phòng trừ sâu hại, mầm bệnh thật kỹ. Tuỳ theo chất đất, mỗi ha đất trồng cần dùng 1-2 tấn vôi + 10-20 tấn tro trấu, mạt cưa, trấu mục và bã vụn xơ dừa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi khử mầm nấm bệnh rải đều, rồi bừa xới đất 2-3 lần cho đến khi thật sự tơi xốp. Ban phẳng đất trồng, rồi tùy theo mật độ trồng đã định trước (18.000 cây/ha = 120 cm x 45 cm), căng dây lấy mực cho thẳng để vét rãnh thoát nước rộng 20 cm x sâu 20 cm (đủ để thoát nước trời mưa lớn), lấy đất lên liếp rộng 100 cm x cao 20 cm, rồi phơi nắng 30 ngày để xử lý mầm bệnh, sâu hại.
+ Lưu ý: Cần tạo mặt liếp đất trồng cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 20-30 cm và dốc nghiêng về 2 bên mép liếp để không ứ đọng nước mưa, nước tưới.
c. Trồng cây ra đất sản xuất:
Thông thường, cây Măng tây trồng hàng cách hàng 120 cm x cây cách cây 45 cm = mật độ 18.000 cây/ha. Nếu trồng mật độ dày/nhiều hơn 20.000-25.000 cây/ha, thời gian đầu cây có thể cho thu hoạch cao, nhưng sau đó năng suất, chất lượng măng sẽ giảm.
Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn (cao cách mặt đất tự nhiên khoảng 20-30 cm), tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm x sâu 50cm, rồi đảo trộn đều đất với 20-30 tấn/ha phân trùn quế có bổ sung lân để bón lót trong hố trồng. Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng.
+ Chú ý: Cổ rễ cây măng sau khi trồng không nên đặt cao hơn mặt đất tự nhiên quá 20-30 cm để khi cây trưởng thành bộ rễ có thể ăn sâu vào đất tự nhiên khoảng 20-30 cm lấy vi chất dinh dưỡng cây.
Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để phủ một lớp đất mặt dày khoảng 5-10 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm qua rãnh hoặc tưới phun sương để giữ ẩm.
Cần theo dõi cây trồng thường xuyên hàng ngày, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng giặm bổ sung ngay.
+ Lưu ý: Cần thận trọng khi trồng cây ra đất vào mùa mưa nếu không có biện pháp bảo vệ cây con (nhà lưới hoặc giàn che) vì mưa to gió lớn có thể sẽ làm hỏng cây con chưa kịp bắt rễ xuống đất.
d. Lao động trồng Măng:
Thông thường, một (1) lao động khoẻ mạnh có thể chăm sóc được 2 công (2.000 m2) đất trồng cây Măng tây. Mỗi hecta (10.000m2) đất trồng cần có năm (5) lao động có kinh nghiệm trồng rẫy rau màu, siêng năng như công nhân chuyên nghiệp và có sức khoẻ tốt để chăm sóc cây.
Măng tây xanh là cây trồng cần phải có 100% ánh nắng toàn phần để quang hợp tốt với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp dinh dưỡng cho cây. Cây Măng tây sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu loại khó tính.
Trồng cây Măng tây ở nơi bị bóng cây che rợp, vùng đất có mật độ mưa nhiều, hiệu suất quang hợp với ánh nắng thấp, cây sẽ kém phát triển, năng suất và chất lượng măng sẽ giảm rất nhiều.
Trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình cao 20-35*C như ở nước ta, các loại đất thích hợp để trồng cây Măng tây là đất cát pha 50/50, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất thịt nhẹ hoặc các loại đất có thể tạo được độ tơi xốp cao, giàu chất hữu cơ, nhận được 100% ánh nắng toàn phần, có mật độ mưa ít, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước thật tốt, tầng canh tác dày 40-50 cm để bộ rễ phát triển, mực nước ngầm sâu dưới mặt đất 50-60 cm để không làm thối hỏng bộ rễ, độ ẩm ổn định của đất khoảng 60-70%, không bị phèn chua (độ pH 6,5-7,5 là tốt nhất), không bị triều cường hoặc ngập úng trong mùa mưa, đồng thời chủ động được nước tưới trong mùa nắng.
Cây Măng tây có thể chịu hạn ngắn ngày, nhưng nếu rét đậm dưới 15*C kéo dài nhiều ngày thì cây sẽ tạm ngủ đông không phát triển và không trổ măng. Cũng không nên chọn thế đất dốc quá >10% để tránh bị xói mòn trong quá trình canh tác cây măng kéo dài 4-6 năm.
+ Lưu ý: Đất đã trồng qua cây cao su, cây thuốc lá, đất bị nhiễm dioxin hoặc chất thải công nghiệp độc hại thì không nên trồng cây Măng tây vì các chồi măng non rất dễ bị nhiễm độc tố.
b. Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng cây Măng tây cần phải được cải tạo bằng phẳng, có độ dốc thoát nước tưới và phải có mương thoát nước bao quanh để chống ngập hoặc triều cường; khi cần thiết phải tăng cường sử dụng bơm để tháo nước.
Hai (02) tháng trước khi trồng, phải tiến hành cày đất sâu 20-30cm hai lần cách nhau khoảng 10-15 ngày, kết hợp làm cỏ thật sạch, phun thuốc diệt mầm cỏ phổ rộng và thuốc phòng trừ sâu hại, mầm bệnh thật kỹ. Tuỳ theo chất đất, mỗi ha đất trồng cần dùng 1-2 tấn vôi + 10-20 tấn tro trấu, mạt cưa, trấu mục và bã vụn xơ dừa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi khử mầm nấm bệnh rải đều, rồi bừa xới đất 2-3 lần cho đến khi thật sự tơi xốp. Ban phẳng đất trồng, rồi tùy theo mật độ trồng đã định trước (18.000 cây/ha = 120 cm x 45 cm), căng dây lấy mực cho thẳng để vét rãnh thoát nước rộng 20 cm x sâu 20 cm (đủ để thoát nước trời mưa lớn), lấy đất lên liếp rộng 100 cm x cao 20 cm, rồi phơi nắng 30 ngày để xử lý mầm bệnh, sâu hại.
+ Lưu ý: Cần tạo mặt liếp đất trồng cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 20-30 cm và dốc nghiêng về 2 bên mép liếp để không ứ đọng nước mưa, nước tưới.
c. Trồng cây ra đất sản xuất:
Thông thường, cây Măng tây trồng hàng cách hàng 120 cm x cây cách cây 45 cm = mật độ 18.000 cây/ha. Nếu trồng mật độ dày/nhiều hơn 20.000-25.000 cây/ha, thời gian đầu cây có thể cho thu hoạch cao, nhưng sau đó năng suất, chất lượng măng sẽ giảm.
Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn (cao cách mặt đất tự nhiên khoảng 20-30 cm), tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm x sâu 50cm, rồi đảo trộn đều đất với 20-30 tấn/ha phân trùn quế có bổ sung lân để bón lót trong hố trồng. Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng.
+ Chú ý: Cổ rễ cây măng sau khi trồng không nên đặt cao hơn mặt đất tự nhiên quá 20-30 cm để khi cây trưởng thành bộ rễ có thể ăn sâu vào đất tự nhiên khoảng 20-30 cm lấy vi chất dinh dưỡng cây.
Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để phủ một lớp đất mặt dày khoảng 5-10 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm qua rãnh hoặc tưới phun sương để giữ ẩm.
Cần theo dõi cây trồng thường xuyên hàng ngày, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng giặm bổ sung ngay.
+ Lưu ý: Cần thận trọng khi trồng cây ra đất vào mùa mưa nếu không có biện pháp bảo vệ cây con (nhà lưới hoặc giàn che) vì mưa to gió lớn có thể sẽ làm hỏng cây con chưa kịp bắt rễ xuống đất.
d. Lao động trồng Măng:
Thông thường, một (1) lao động khoẻ mạnh có thể chăm sóc được 2 công (2.000 m2) đất trồng cây Măng tây. Mỗi hecta (10.000m2) đất trồng cần có năm (5) lao động có kinh nghiệm trồng rẫy rau màu, siêng năng như công nhân chuyên nghiệp và có sức khoẻ tốt để chăm sóc cây.
04. CÁCH BÓN PHÂN & CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY - ASPARAGUS
Tương tự như nuôi bò sữa cần phải cung cấp đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng cho bò ăn hàng ngày để có thể vắt được sữa tốt mỗi ngày, để bảo đảm việc thu hoạch sản lượng măng đều đặn hàng ngày với năng suất và chất lượng cao, người trồng cần phải tiến hành thường xuyên và đầy đủ việc cung cấp nước tưới và dinh dưỡng cho cây theo định kỳ sau: Cứ 15 ngày / 1 lần phải bón phân NPK (khi cần thiết có thể bổ sung thêm DAP + Kali hoặc phân vi sinh bón lá Wehg, Agrostim, Atonik,...), và cứ 3 tháng / 1 lần phải bón phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân hữu cơ) cho cây Măng tây.
Việc sử dụng phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma có chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng sẽ giúp hạn chế mầm bệnh gây hại cho cây; giúp thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển bền vững hơn, sản lượng và chất lượng măng tốt hơn, thời gian thu hoạch măng và tuổi thọ cây Măng cũng có thể kéo dài hơn; giảm bớt đáng kể chi phí sử dụng phân hóa học. Tính ra hiệu quả kinh tế, bón nhiều phân hữu cơ vẫn có lợi hơn bón phân hóa học.
Thông thường lượng phân bón dùng cho 1 hecta (10.000 m2) đất trồng cây Măng tây như sau:
a. Bón lót:
Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót đất trồng với lượng phân hỗn hợp sau: 20-30 tấn phân trùn quế có bổ sung lân (cần tạo tơi xốp với tro trấu, trấu mục, bã xơ dừa hay mạt cưa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi) hoặc phân chuồng ủ hoai + chế phẩm nấm vi sinh đối kháng Trichoderma + 150 kg NPK 16-16-8.
b. Bón thúc:
- Sau khi trồng 15 ngày (0,5 tháng): Xới đất, làm sạch cỏ non Bón thúc 150 kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
Cây dưới 5 tháng tuổi, bộ rễ chưa phát triển rộng, có thể trồng rau ăn lá hoặc phủ bạt nilon để hạn chế cỏ non.
+ Lưu ý: Để chống đổ ngả cây mới trồng, cần tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5 cm, cao 120 cm, cách nhau 3-4 mét chen giữa các cây măng trên cùng một hàng với cây đã trồng, dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng 2-3 năm) giăng thành một hàng đôi cao cách mặt liếp khoảng 20-30 cm, kẹp lỏng cây măng vào giữa đôi dây để giữ cây đứng thẳng, rồi sau đó tiếp tục nâng đôi dây cao dần lên 50 cm, 70 cm, 90 cm tuỳ theo độ cao lớn của cây Măng.
- Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 150 kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
- Sau khi trồng 45 ngày (1,5 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 200 kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
- Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 200 kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
- Sau khi trồng 75 ngày (2,5 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 250 kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
- Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 250 kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp lỏng cây Măng vào giữa đôi dây) lên các độ cao khoảng 50 cm, 75 cm, 90 cm,... để chống đổ ngả cây.
- Sau khi trồng 105 ngày (3,5 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khoẻ mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 12-15 tấn phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma + 300 kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
- Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khoẻ mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 300 kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
- Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Nếu chăm sóc đủ dinh dưỡng và đúng kỹ thuật, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này, khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá, cỡ gần bằng ngón tay út) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khoẻ mạnh, tiến hành tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông gió phòng tránh bệnh hại + cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20 m để kích thích mạnh việc trổ măng + kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng toàn phần quang hợp với bộ lá + xới đất, làm sạch cỏ non, bón thúc 400 kg NPK 21-7-14, vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
+ Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hái cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khoẻ mạnh hơn.
Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón thúc 300 kg NPK 21-7-14; thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay. Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 1 tháng (25-30 ngày) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau.
+ Lưu ý: Khi cây trưởng thành và đã bắt đầu cho măng thu hoạch, tuyệt đối không nên dùng bạt nilon phủ gốc cây măng để khử cỏ dại nữa vì làm như vậy cỏ sẽ không mọc được, nhưng vô tình cũng phong toả luôn cả sự hô hấp của bộ rễ cây măng, kềm hãm sự phát triển của bộ rễ, cây măng và cả các lứa măng sau này mà trước mắt ta chưa thể thấy ngay hậu quả nặng nề của nó.
c. Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế:
Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy 4-6 cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông gió phòng tránh bệnh hại. Xới đất, làm sạch cỏ non, bón thúc 400 kg NPK 15-15-15, vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt >10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá, cỡ gần bằng ngón tay út) + bộ lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m + dưỡng bộ lá thật sum suê để kích thích mạnh việc trổ măng. Xới đất, làm sạch cỏ non, bón thúc 12-15 tấn phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm vi sinh Trichoderma + 400 kg NPK 21-7-14, vun đất cao 5-10 cm đậy gốc, phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng; sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Sau đó, cứ thế tiếp tục dưỡng cây mẹ và thu hoạch các lứa măng tiếp theo.
Chu kỳ khai thác măng dài hay ngắn, nhiều hay ít, chất lượng măng tốt hay xấu tuỳ thuộc rất nhiều vào kết quả chăm sóc cây của người trồng.
@ Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài khoảng 1 tháng (30-35 ngày): Cần tiến hành bón thúc 15 ngày / 1 lần với 12-15 tấn phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp với chế phẩm Trichoderma + 300-400 kg NPK 15-15-15. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.
d. Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng:
@ Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 3 tháng (80-85 ngày): Cần tiến hành bón thúc 15 ngày / 1 lần với 300-500 kg NPK 21-7-14. Tuỳ theo sự phát triển của cây, có thể sử dụng thêm các loại phân sinh học bón lá (GA3, Wehg, Agrostim, Atonik,…) để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng có năng suất và chất lượng tốt hơn.
Tuỳ theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tuỳ theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn.
Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt, để bộ rễ bị úng nước và để sâu đất, dế nhũi, côn trùng cắn hại bộ rễ, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm. Ngược lại, nếu chăm sóc thừa dinh dưỡng + thừa nước, cây và chồi măng sẽ bị nứt tét thân cũng không thể thu hoạch được.
Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Để tránh thất thu kinh tế trong mùa mưa, người trồng cây Măng tây có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch măng (không nhất thiết phải kéo dài thời gian thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo.
+ Chú ý: Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi cây măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau, năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7 chồi măng làm cây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên.
05. CÁCH TƯỚI, TIÊU THOÁT NƯỚC CHO CÂY MĂNG TÂY - ASPARAGUS
Măng tây là cây trồng cho thu hoạch chồi non Măng tây xanh hàng ngày để làm rau ăn thực phẩm cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp dinh dưỡng đều đặn, nước tưới đầy đủ hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng ngậm nước nhiều thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới đều đặn 1 lần/ngày, nếu gặp nắng nóng quá hỗn thì cần tưới 2 lần/ngày.
+ Lưu ý: Để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao trong mùa nắng, cần phải duy trì và giữ đều độ ẩm của đất trồng khoảng 60%-70%.
Trong mùa mưa, cần phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để rẫy măng bị ngập úng quá 24 giờ, vì bộ rễ cây măng rất nhát nước và rất dễ bị tổn thương sẽ làm chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư hỏng, cây sẽ không cho măng, hoặc măng bị giảm chất lượng không thể thu hoạch được. Nếu lỡ trồng cây Măng ở vùng đất thấp, thường ngập nước hay gặp triều cường đột xuất, cần phải đào mương tiêu thoát nước bao quanh rẫy măng hoặc sử dụng bơm nước công suất lớn để bơm rút tháo nhanh nước ngập ra khỏi đất trồng càng sớm càng tốt.
Với diện tích sản xuất lớn, cách tưới thấm qua rãnh thường được dùng vì ít tốn kém nhất. Tùy khả năng và điều kiện, cũng có thể dùng biện pháp tưới quay phun sương, tưới nhỏ giọt, hoặc tưới ngầm. Cách tưới phun sương có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại, đến giai đoạn cây cho măng có thể làm hỏng măng chưa thu hoạch nếu không kịp chụp nón bảo vệ các lá đài trên đầu các chồi măng. Cách tưới rãnh có thể hạn chế được nhiều cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp trời mưa to có thể gây ra hiện tượng ngập úng trong đất làm hỏng bộ rễ và mầm các chồi măng non. Cách tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân điều khiển tự động theo công nghệ Israel có thể cho năng suất măng cao hơn khoảng 30-50%.
+ Lưu ý: Vì chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm, tuyệt đối không nên tưới nước cho cây Măng sau 17 giờ chiều mỗi ngày. Nếu để nước tưới hoặc nước trời mưa to vào buổi chiều tối ứ đọng không tiêu thoát đi được, làm ngập úng chân đất trồng cây măng sẽ làm tổn thương hoặc thối hỏng bộ rễ cây măng, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, có thể làm biến dạng cong vẹo chồi măng, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào buổi sáng hôm sau.
Trong trường hợp này, việc cần làm là phải chủ động tổ chức thật tốt việc tiêu thoát nước cho rẫy măng (đào mương thoát nước thật tốt, hoặc sử dụng bơm nước công suất lớn rút tháo nước thật nhanh khỏi rẫy trồng măng).
Chỉ nên tưới nước cho cây Măng tây vào các buổi sáng sớm hàng ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng tươi mỗi buổi sáng.
+ Lưu ý: Để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao trong mùa nắng, cần phải duy trì và giữ đều độ ẩm của đất trồng khoảng 60%-70%.
Trong mùa mưa, cần phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để rẫy măng bị ngập úng quá 24 giờ, vì bộ rễ cây măng rất nhát nước và rất dễ bị tổn thương sẽ làm chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư hỏng, cây sẽ không cho măng, hoặc măng bị giảm chất lượng không thể thu hoạch được. Nếu lỡ trồng cây Măng ở vùng đất thấp, thường ngập nước hay gặp triều cường đột xuất, cần phải đào mương tiêu thoát nước bao quanh rẫy măng hoặc sử dụng bơm nước công suất lớn để bơm rút tháo nhanh nước ngập ra khỏi đất trồng càng sớm càng tốt.
Với diện tích sản xuất lớn, cách tưới thấm qua rãnh thường được dùng vì ít tốn kém nhất. Tùy khả năng và điều kiện, cũng có thể dùng biện pháp tưới quay phun sương, tưới nhỏ giọt, hoặc tưới ngầm. Cách tưới phun sương có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại, đến giai đoạn cây cho măng có thể làm hỏng măng chưa thu hoạch nếu không kịp chụp nón bảo vệ các lá đài trên đầu các chồi măng. Cách tưới rãnh có thể hạn chế được nhiều cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp trời mưa to có thể gây ra hiện tượng ngập úng trong đất làm hỏng bộ rễ và mầm các chồi măng non. Cách tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân điều khiển tự động theo công nghệ Israel có thể cho năng suất măng cao hơn khoảng 30-50%.
+ Lưu ý: Vì chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm, tuyệt đối không nên tưới nước cho cây Măng sau 17 giờ chiều mỗi ngày. Nếu để nước tưới hoặc nước trời mưa to vào buổi chiều tối ứ đọng không tiêu thoát đi được, làm ngập úng chân đất trồng cây măng sẽ làm tổn thương hoặc thối hỏng bộ rễ cây măng, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, có thể làm biến dạng cong vẹo chồi măng, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào buổi sáng hôm sau.
Trong trường hợp này, việc cần làm là phải chủ động tổ chức thật tốt việc tiêu thoát nước cho rẫy măng (đào mương thoát nước thật tốt, hoặc sử dụng bơm nước công suất lớn rút tháo nước thật nhanh khỏi rẫy trồng măng).
Chỉ nên tưới nước cho cây Măng tây vào các buổi sáng sớm hàng ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng tươi mỗi buổi sáng.
06. CÁCH LÀM CỎ TRÊN ĐẤT TRỒNG CÂY MĂNG TÂY
Trồng cây Măng tây trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay sẽ tốn nhiều công sức và mất rất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ ngay từ khi chuẩn bị đất trồng, để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất (có thể tự chế), máy xẻ rãnh bón phân và lấp rãnh bón phân (có thể tự chế) về sau:
- Từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm cỏ thật sạch, phun thuốc diệt mầm cỏ thật kỹ, kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
- Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100 cm (mặt liếp đất trồng) và 20 cm (mặt rãnh thoát nước). Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất (có thể tự chế), đồng thời tạo đường đi thuận lợi để dùng máy xẻ rãnh bón phân và lấp rãnh bón phân (có thể tự chế), chăm sóc cây và vận chuyển măng thu hoạch sau này.
- Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần làm cỏ thường xuyên, dứt điểm ngay từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh ra lớp cỏ con cháu. Trong mùa mưa tuyệt đối không nên dùng rơm, trấu, mạt cưa,... chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ.
- Trong thời gian mới trồng từ 1-5 tháng tuổi, do cây còn nhỏ nên bộ rễ chưa phát triển rộng, để hạn chế cỏ người trồng có thể dùng bạt nilon hoặc dùng mạt cưa, trấu, tro trấu đã xử lý mầm bệnh, hoặc trồng rau ăn lá phủ gốc cây măng. Nhưng cần nhớ, khi bộ rễ cây trưởng thành đã trải rộng ra 50-70-90 cm và cây đã cho thu hoạch măng thì không nên dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ nữa, vì như vậy sẽ vô tình ngăn cản sự quang hợp của ánh nắng mặt trời và phong toả dưỡng khí hô hấp của bộ rễ, phá hỏng sự phát triển bình thường của bộ rễ và các chồi măng non, ảnh hưởng nặng nề sự phát triển của cây măng về sau, hậu quả có khi phải huỷ bỏ cả vườn măng, rất khó lường trước!!
- Sau mỗi lần bón phân, cần lấy lớp đất mặt hai bên mép liếp vun cao 10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây măng, giữ cây đứng thẳng, đồng thời tạo độ dốc nghiêng về 2 mép liếp để thoát nước tưới. Cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.
- Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ và sâu hại cây măng trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ dưỡng cây mẹ thay thế. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ và bảo vệ thực vật đúng hướng dẫn theo nguyên tắc “4 đúng” và theo tiêu chuẩn xuất khẩu VietGAP hoặc GlobalGAP, không để dư lượng thuốc ảnh hưởng chồi măng và làm mất sức cây măng, đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ có một số loại thuốc trừ cỏ có thể dùng được cho cây Măng tây như: Napropamide, Dual, Whips, Onecide, Trifluralin, Agropac, Fagon, Terbacil, Dicamba…
+ Lưu ý: Cần phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật, vì chồi Măng tây xanh rất nhạy cảm khi tiếp xúc với các loại thuốc độc hại này.
07-08-09. CÁCH KÍCH THÍCH TRỔ NHIỀU MĂNG TÂY XANH
07.
CÁCH CẮM CỌC GIĂNG DÂY
CHỐNG ĐỔ NGẢ CÂY MĂNG TÂY
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, cây Măng tây sẽ cao lớn, tăng dần số lượng hàng chục thân cây trên một bụi, lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, và cây sẽ bung tàn cành lá sum suê có thể rộng đến 1 mét, rất dễ làm đổ ngả cây trồng khi gặp mưa to, gió lớn. Để giữ cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây.
+ Cách làm: Ngay sau khi trồng cây ra đất sản xuất, trên cùng một hàng với cây đã trồng (chen giữa các cây măng), tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5 cm, cao 120 cm, cách nhau 3-4 mét, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng ít nhất 2-3 năm) giăng thành một hàng đôi cao cách mặt liếp khoảng 20-30 cm để kẹp lỏng cây măng vào giữa đôi dây. Sau đó, tuỳ theo độ cao và lớn theo sự phát triển của cây, có thể giăng thêm dây, hoặc nâng dần đôi dây lên các độ cao khoảng 50 cm, 75 cm, 90 cm,... để giữ cây măng luôn đứng thẳng.
Đứng thẳng là tư thế thuận lợi nhất giúp cho cây Măng tây có thể tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn ánh nắng toàn phần để quang hợp với bộ lá tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây phát triển nhanh chóng bộ gốc, bộ rễ và cho thu hoạch nhiều măng chất lượng cao.
+ Lưu ý: Khi giăng dây chống đổ ngả cây, không nên để dây ôm siết chặt thân măng mà cần phải giữ khoảng trống cần thiết cho 4-6 thân cây mẹ có thể phát triển tự do trong phạm vi đường kính khoảng 30-50 cm để cây trưởng thành có đủ chỗ trống cần thiết bung rộng tàn cành lá sum suê để quang hợp ánh nắng toàn phần tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ cây măng..
08.
CÁCH KÍCH THÍCH TRỔ NHIỀU MĂNG
Như trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng khoảng 135 ngày (4,5-5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá, cỡ gần bằng ngón tay út) + lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là những dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch.
Ngay lúc này, để kích thích cây Măng tây phát triển nhanh chóng và trổ nhiều chồi măng, cần phải tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1m20 + xới đất làm sạch cỏ non, bón thúc 400 kg NPK 21-7-14 + vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ, giữ cây đứng thẳng, dưỡng cành lá cây măng thật sum suê để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây + tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông gió phòng tránh bệnh hại + phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
Làm như vậy sẽ giúp cho cây mẹ nhanh chóng phát triển bộ gốc và bộ rễ, tạo ra điều kiện cơ bản để cây măng tăng thêm năng suất, chất lượng măng thu hoạch lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.
09.
CÁCH BẢO VỆ CÁC LÁ ĐÀI NON VÀ TẠO RA
CÁC CHỒI MĂNG ĐẸP NGỌN CHO CÂY MĂNG TÂY
Phần ngọn khoảng 10 cm trên đầu các chồi măng có phân bố các lá đài non rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài non sẽ làm hư thối các lá đài non, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của Măng tây xanh.
Khi các chồi măng non xuất hiện trên đất trồng cao khoảng 5-6 cm, cần phải dùng màng nhựa nilon tạo ra các mũ hình chóp nón cao khoảng 6-8 cm làm nón úp ngược như nón lá chụp trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài non + kềm hãm sự phát triển già hóa của các lá đài + góp phần hạn chế, làm chậm sự già hóa của chồi măng.
Làm như vậy sẽ bảo vệ được các lá đài non không bị thối hỏng và tạo ra được các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao.
CÁCH CẮM CỌC GIĂNG DÂY
CHỐNG ĐỔ NGẢ CÂY MĂNG TÂY
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, cây Măng tây sẽ cao lớn, tăng dần số lượng hàng chục thân cây trên một bụi, lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, và cây sẽ bung tàn cành lá sum suê có thể rộng đến 1 mét, rất dễ làm đổ ngả cây trồng khi gặp mưa to, gió lớn. Để giữ cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây.
+ Cách làm: Ngay sau khi trồng cây ra đất sản xuất, trên cùng một hàng với cây đã trồng (chen giữa các cây măng), tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5 cm, cao 120 cm, cách nhau 3-4 mét, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng ít nhất 2-3 năm) giăng thành một hàng đôi cao cách mặt liếp khoảng 20-30 cm để kẹp lỏng cây măng vào giữa đôi dây. Sau đó, tuỳ theo độ cao và lớn theo sự phát triển của cây, có thể giăng thêm dây, hoặc nâng dần đôi dây lên các độ cao khoảng 50 cm, 75 cm, 90 cm,... để giữ cây măng luôn đứng thẳng.
Đứng thẳng là tư thế thuận lợi nhất giúp cho cây Măng tây có thể tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn ánh nắng toàn phần để quang hợp với bộ lá tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây phát triển nhanh chóng bộ gốc, bộ rễ và cho thu hoạch nhiều măng chất lượng cao.
+ Lưu ý: Khi giăng dây chống đổ ngả cây, không nên để dây ôm siết chặt thân măng mà cần phải giữ khoảng trống cần thiết cho 4-6 thân cây mẹ có thể phát triển tự do trong phạm vi đường kính khoảng 30-50 cm để cây trưởng thành có đủ chỗ trống cần thiết bung rộng tàn cành lá sum suê để quang hợp ánh nắng toàn phần tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ cây măng..
08.
CÁCH KÍCH THÍCH TRỔ NHIỀU MĂNG
Như trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng khoảng 135 ngày (4,5-5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá, cỡ gần bằng ngón tay út) + lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là những dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch.
Ngay lúc này, để kích thích cây Măng tây phát triển nhanh chóng và trổ nhiều chồi măng, cần phải tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1m20 + xới đất làm sạch cỏ non, bón thúc 400 kg NPK 21-7-14 + vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ, giữ cây đứng thẳng, dưỡng cành lá cây măng thật sum suê để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây + tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông gió phòng tránh bệnh hại + phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
Làm như vậy sẽ giúp cho cây mẹ nhanh chóng phát triển bộ gốc và bộ rễ, tạo ra điều kiện cơ bản để cây măng tăng thêm năng suất, chất lượng măng thu hoạch lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.
09.
CÁCH BẢO VỆ CÁC LÁ ĐÀI NON VÀ TẠO RA
CÁC CHỒI MĂNG ĐẸP NGỌN CHO CÂY MĂNG TÂY
Phần ngọn khoảng 10 cm trên đầu các chồi măng có phân bố các lá đài non rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài non sẽ làm hư thối các lá đài non, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của Măng tây xanh.
Khi các chồi măng non xuất hiện trên đất trồng cao khoảng 5-6 cm, cần phải dùng màng nhựa nilon tạo ra các mũ hình chóp nón cao khoảng 6-8 cm làm nón úp ngược như nón lá chụp trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài non + kềm hãm sự phát triển già hóa của các lá đài + góp phần hạn chế, làm chậm sự già hóa của chồi măng.
Làm như vậy sẽ bảo vệ được các lá đài non không bị thối hỏng và tạo ra được các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao.
10. CÁCH THU HOẠCH & PHÂN LOẠI SẢN PHẨM MĂNG TÂY XANH
a. Thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh:
Việc thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ, lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua. Khi quan sát thấy các chồi măng đã nhô lên cao khỏi mặt đất khoảng 22-25 cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm Măng tây xanh tươi giòn, chất lượng cao (không kéo xơ).
Thời gian thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh thông thường từ 5g30-8g30 sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc, khi măng chưa tiếp xúc với ánh nắng để tránh bị héo, mềm yểu nhanh sau thu hoạch. Chọn các chồi măng đã đạt chiều cao >25 cm (loại 1) và >22 cm (loại 2) theo quy cách hợp đồng thu mua xuất khẩu, dùng tay nắm chặt sát gốc chồi măng, nghiêng 30*-45* xoay nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ cây măng ở dưới đất rất dễ dàng mà không để lại vết thương, đề phòng nấm bệnh có thể xâm hại bộ rễ cây Măng.
Măng tây xanh ngay sau khi thu hoạch phải đem ngay vào nơi thoáng mát, tránh không để tiếp xúc với ánh nắng, rồi nhanh chóng tiến hành sơ chế phân loại Măng loại 1 và Măng loại 2 theo yêu cầu của đơn vị thu mua: Cắt cỡ, rửa sạch đất, cát (tuyệt đối không được để ướt đầu măng vì nước sẽ làm hỏng lá đài, hỏng chồi măng; nếu lỡ để ướt đầu chồi măng thì phải cố gắng cẩn thận giũ sạch nước đi), xử lý khử trùng qua thuốc tím hoặc nước Ozone, để khô ráo rồi gói bọc đầu chồi măng bằng giấy chuyên dùng hoặc giấy báo sạch để giữ ẩm, cột lại thành bó 250 gr, 500 gr hoặc 1 kg rồi xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt, giỏ nhựa, hoặc thùng xốp. Xong, phải khẩn trương chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua trong vòng 2-4 giờ để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu.
Măng tây xanh nếu chưa kịp sơ chế hoặc sử dụng ngay thì cần phải cắm chân măng vào 3-5 cm nước đá lạnh hoặc đưa vào bảo quản trong tủ mát ở nhiệt độ 2*C sau khi đã giải nhiệt (bằng quạt gió) cho măng.
+ Lưu ý: Chồi măng sau khi thu hoạch nếu cắm vào nước qua đêm có thể sẽ làm phát triển thêm chiều cao mỗi ngày khoảng 1-2 cm và đường kính thân măng sẽ ốm bớt đi khoảng 0,5-1 mm, khoảng 1/2 thân dưới của chồi Măng tây xanh sẽ bị kéo xơ, đồng thời cũng sẽ làm giảm hương vị và chất ngọt đặc trưng của măng.
Nếu để chồi măng tiếp xúc với ánh nắng và xử lý giải nhiệt, kích đông bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm, Măng tây xanh sẽ bị héo, bị già hóa, có nhiều xơ (xơ hoá), và bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 1-2 ngày, không thể phân phối cho thị trường được.
Cứ thế, tiếp tục khai thác, thu hoạch măng mỗi ngày cho đến hết từng chu kỳ thu hoạch măng 2 hoặc 3 tháng, khi quan sát thấy cây mẹ có dấu hiệu sắp chuyển lá vàng (lão hoá) thì phải ngưng thu hoạch ngay, rồi tiến hành trẻ hoá rẫy măng bằng cách chọn giữ lại 4-6 chồi măng khoẻ mạnh ở mỗi gốc để làm cây mẹ thay thế, bỏ nón chụp đầu chồi măng ra.
Quan sát đến khi thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá mới thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già cũ, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông gió phòng bệnh, xới đất làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 400 kg NPK 15-15-15, vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ, giữ cây đứng thẳng, lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá để tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây, phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây, bắt đầu một chu kỳ mới dưỡng cây mẹ thay thế.
b. Phân loại sản phẩm Măng tây xanh:
Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm Măng tây xanh xuất khẩu:
- Măng loại 1: Đường kính gốc thân măng >12-25 mm, dài 25 cm, thân thẳng không dị dạng cong vẹo, không sâu bệnh, không có dư lượng thuốc BVTV, đạt tiêu chuẩn rau sạch và an toàn cho người tiêu dùng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP.
- Măng loại 2: Đường kính gốc thân măng 6-12 mm, dài 22 cm, thân thẳng không dị dạng cong vẹo, không sâu bệnh, không có dư lượng thuốc BVTV, đạt tiêu chuẩn rau sạch và an toàn cho người tiêu dùng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP.
c. Thu hoạch Măng tây trắng:
Bản thân mầm chồi măng non khi sinh ra từ rễ trụ cây măng dưới mặt đất khởi đầu có màu trắng (Măng tây trắng). Khi trồi lên khỏi mặt đất, nhờ tiếp xúc với tia tử ngoại ánh nắng mặt trời chiếu xạ nên chồi măng chuyển thành màu xanh lục (hiện tượng lục hoá sinh học thực vật trong tự nhiên), trở thành Măng tây xanh.
Từ đặc điểm sinh học này, người trồng có thể thu hoạch sản phẩm Măng tây trắng để làm phong phú mặt hàng phục vụ thị trường tiêu dùng và đóng hộp xuất khẩu bằng cách xử lý lấp đất phủ kín chồi măng hoặc trùm bao nilon đen có tráng màng nhôm (alluminium foil) để ngăn cản ánh nắng mặt trời chiếu xạ vào chồi măng cho đến khi chồi măng đạt độ cao tiêu chuẩn thương phẩm >22-25 cm thì tiến hành thu hoạch lấy sản phẩm Măng tây trắng.
Người trồng cần phải tiến hành việc thu hoạch Măng tây trắng vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc để tránh ánh nắng chiếu xạ thành Măng tây xanh. Măng tây trắng thu hoạch xong cần phải cẩn thận tránh không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong suốt quá trình lưu thông phân phối hoặc phải đóng hộp.
+ Chú ý: Sản phẩm Măng tây trắng và Măng tây tím khi qua khâu chế biến thực phẩm, phục vụ ẩm thực sẽ tự động chuyển thành màu xanh trông giống như sản phẩm Măng tây xanh.
Việc thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ, lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua. Khi quan sát thấy các chồi măng đã nhô lên cao khỏi mặt đất khoảng 22-25 cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm Măng tây xanh tươi giòn, chất lượng cao (không kéo xơ).
Thời gian thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh thông thường từ 5g30-8g30 sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc, khi măng chưa tiếp xúc với ánh nắng để tránh bị héo, mềm yểu nhanh sau thu hoạch. Chọn các chồi măng đã đạt chiều cao >25 cm (loại 1) và >22 cm (loại 2) theo quy cách hợp đồng thu mua xuất khẩu, dùng tay nắm chặt sát gốc chồi măng, nghiêng 30*-45* xoay nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ cây măng ở dưới đất rất dễ dàng mà không để lại vết thương, đề phòng nấm bệnh có thể xâm hại bộ rễ cây Măng.
Măng tây xanh ngay sau khi thu hoạch phải đem ngay vào nơi thoáng mát, tránh không để tiếp xúc với ánh nắng, rồi nhanh chóng tiến hành sơ chế phân loại Măng loại 1 và Măng loại 2 theo yêu cầu của đơn vị thu mua: Cắt cỡ, rửa sạch đất, cát (tuyệt đối không được để ướt đầu măng vì nước sẽ làm hỏng lá đài, hỏng chồi măng; nếu lỡ để ướt đầu chồi măng thì phải cố gắng cẩn thận giũ sạch nước đi), xử lý khử trùng qua thuốc tím hoặc nước Ozone, để khô ráo rồi gói bọc đầu chồi măng bằng giấy chuyên dùng hoặc giấy báo sạch để giữ ẩm, cột lại thành bó 250 gr, 500 gr hoặc 1 kg rồi xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt, giỏ nhựa, hoặc thùng xốp. Xong, phải khẩn trương chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua trong vòng 2-4 giờ để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu.
Măng tây xanh nếu chưa kịp sơ chế hoặc sử dụng ngay thì cần phải cắm chân măng vào 3-5 cm nước đá lạnh hoặc đưa vào bảo quản trong tủ mát ở nhiệt độ 2*C sau khi đã giải nhiệt (bằng quạt gió) cho măng.
+ Lưu ý: Chồi măng sau khi thu hoạch nếu cắm vào nước qua đêm có thể sẽ làm phát triển thêm chiều cao mỗi ngày khoảng 1-2 cm và đường kính thân măng sẽ ốm bớt đi khoảng 0,5-1 mm, khoảng 1/2 thân dưới của chồi Măng tây xanh sẽ bị kéo xơ, đồng thời cũng sẽ làm giảm hương vị và chất ngọt đặc trưng của măng.
Nếu để chồi măng tiếp xúc với ánh nắng và xử lý giải nhiệt, kích đông bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm, Măng tây xanh sẽ bị héo, bị già hóa, có nhiều xơ (xơ hoá), và bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 1-2 ngày, không thể phân phối cho thị trường được.
Cứ thế, tiếp tục khai thác, thu hoạch măng mỗi ngày cho đến hết từng chu kỳ thu hoạch măng 2 hoặc 3 tháng, khi quan sát thấy cây mẹ có dấu hiệu sắp chuyển lá vàng (lão hoá) thì phải ngưng thu hoạch ngay, rồi tiến hành trẻ hoá rẫy măng bằng cách chọn giữ lại 4-6 chồi măng khoẻ mạnh ở mỗi gốc để làm cây mẹ thay thế, bỏ nón chụp đầu chồi măng ra.
Quan sát đến khi thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá mới thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già cũ, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông gió phòng bệnh, xới đất làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 400 kg NPK 15-15-15, vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ, giữ cây đứng thẳng, lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá để tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây, phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây, bắt đầu một chu kỳ mới dưỡng cây mẹ thay thế.
b. Phân loại sản phẩm Măng tây xanh:
Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm Măng tây xanh xuất khẩu:
- Măng loại 1: Đường kính gốc thân măng >12-25 mm, dài 25 cm, thân thẳng không dị dạng cong vẹo, không sâu bệnh, không có dư lượng thuốc BVTV, đạt tiêu chuẩn rau sạch và an toàn cho người tiêu dùng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP.
- Măng loại 2: Đường kính gốc thân măng 6-12 mm, dài 22 cm, thân thẳng không dị dạng cong vẹo, không sâu bệnh, không có dư lượng thuốc BVTV, đạt tiêu chuẩn rau sạch và an toàn cho người tiêu dùng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP.
c. Thu hoạch Măng tây trắng:
Bản thân mầm chồi măng non khi sinh ra từ rễ trụ cây măng dưới mặt đất khởi đầu có màu trắng (Măng tây trắng). Khi trồi lên khỏi mặt đất, nhờ tiếp xúc với tia tử ngoại ánh nắng mặt trời chiếu xạ nên chồi măng chuyển thành màu xanh lục (hiện tượng lục hoá sinh học thực vật trong tự nhiên), trở thành Măng tây xanh.
Từ đặc điểm sinh học này, người trồng có thể thu hoạch sản phẩm Măng tây trắng để làm phong phú mặt hàng phục vụ thị trường tiêu dùng và đóng hộp xuất khẩu bằng cách xử lý lấp đất phủ kín chồi măng hoặc trùm bao nilon đen có tráng màng nhôm (alluminium foil) để ngăn cản ánh nắng mặt trời chiếu xạ vào chồi măng cho đến khi chồi măng đạt độ cao tiêu chuẩn thương phẩm >22-25 cm thì tiến hành thu hoạch lấy sản phẩm Măng tây trắng.
Người trồng cần phải tiến hành việc thu hoạch Măng tây trắng vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc để tránh ánh nắng chiếu xạ thành Măng tây xanh. Măng tây trắng thu hoạch xong cần phải cẩn thận tránh không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong suốt quá trình lưu thông phân phối hoặc phải đóng hộp.
+ Chú ý: Sản phẩm Măng tây trắng và Măng tây tím khi qua khâu chế biến thực phẩm, phục vụ ẩm thực sẽ tự động chuyển thành màu xanh trông giống như sản phẩm Măng tây xanh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Người theo dõi
Lưu trữ Blog
-
▼
2009
(12)
-
▼
tháng 4
(12)
- CẨM NANG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC CÂY R...
- PHẦN DẪN NHẬP
- 01. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG VÀ ...
- 02. CÁCH ƯƠM GIỐNG CÂY MĂNG TÂY - ASPARAGUS
- 03. CÁCH TRỒNG CÂY MĂNG TÂY RA ĐẤT SẢN XUẤT
- 04. CÁCH BÓN PHÂN & CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY - ASPARAGUS
- 05. CÁCH TƯỚI, TIÊU THOÁT NƯỚC CHO CÂY MĂNG TÂY - ...
- 06. CÁCH LÀM CỎ TRÊN ĐẤT TRỒNG CÂY MĂNG TÂY
- 07-08-09. CÁCH KÍCH THÍCH TRỔ NHIỀU MĂNG TÂY XANH
- 10. CÁCH THU HOẠCH & PHÂN LOẠI SẢN PHẨM MĂNG TÂY XANH
- 11. Dịch bệnh tàn sát cây Măng tây: CÁCH PHÒNG TRỪ...
- 12. CẦN THẬN TRỌNG KHI CHỌN GIỐNG TRỒNG CÂY MĂNG T...
-
▼
tháng 4
(12)
Giới thiệu về tôi
- KS LÊ HỒNG TRIỀU - 0984.617.637 - 0902.764.677 / Email: hongtrieu.hcmc@gmail.com
- TP Hồ Chí Minh, Vietnam
- Tư vấn kỹ thuật trồng Măng tây xanh. Cung cấp hạt giống. Thu mua sản phẩm rau Măng tây xanh. Xuất nhập khẩu rau Măng tây xanh, Măng tây trắng, Măng tây tím.